Mực bút viết có thành phần cấu tạo ra sao và những màu sắc
nào, cùng tìm hiểu bài viết dưới đây.
Các thành phần hóa học cơ bản của mực bút viết
Trong mực bút viết thường chứa các chất như sau: thuốc nhuộm
cho màu, có từ muối aniline, nhưng mực của một số hiệu lại dùng thuốc nhuộm thực
vật. Ngoài ra, còn có ethylene glycol, glycerine, hoặc những chất xúc tác trung
tính điều chỉnh độ sệt của mực (thành phần cốt yếu quyết định dòng mực chảy có
tốt hay không); và phenol hoặc chất chống nấm mốc sinh sôi trong mực. Một số loại
có thêm chất phụ liệu điều chỉnh độ pH, tránh trường hợp bình mực bị ăn
mòn dần từ bên trong.
Mực bút viết của các hãng khác nhau sẽ có công thức chế tạo riêng biệt |
Một số nhà sản xuất sẽ thêm hương thơm vào mực của mình, để
nó thêm hấp dẫn, nhưng chỉ với một lượng mùi vừa đủ, không hề ảnh hưởng tới sự
trơn chảy, tính ổn định hóa học và nồng độ acid của mực.
Những màu mực bút viết nào nên tránh dùng?
Về cơ bản, mực bút viết có các màu thông dụng như đen,
đen thuần, xanh đen, đỏ, xanh lá, nâu, nâu đậm... Còn có thêm các sắc màu nổi
như xám, tím, cam,... Tùy theo nhu cầu viết mà bạn chọn màu phù hợp, đa số viết
thông thường sẽ chọn màu xanh đen.
Các loại mực màu đỏ nên tránh dùng cho các loại bút viết trong suốt |
Có những loại mực sẽ làm đổi màu
plastic vĩnh viễn. Nếu bạn có một cây bút quý với thân bút trong suốt hay trong
mờ như của thương hiệu Parker Vacumatic, Pelikan kiểu cũ vẫn còn đẹp, thì nên cẩn
thận. Nói chung, mực màu xanh và đen vẫn là chuẩn nhất, những màu như tím, đỏ,
cam… có thể đổi màu rất nhiều ngay cả khi bị phơi sáng trong thời gian rất ngắn.
Có một quy luật chung là mực càng bão hòa màu cao thì dường như khả năng đổi
màu càng cao. Nếu thích mực màu đen đậm, bạn có thể lựa chọn các hãng uy tín
như Platinum Carbon Black hay Pelikan Fount India; loại mực này sẽ không làm hỏng
bút, mặc dù có đôi khi mực chảy xuống rất nhanh, buộc phải lau chùi bút kỹ lưỡng
sau mỗi lần sử dụng, nhưng có ưu điểm là lúc mực khô thường có nét óng ánh như
mực nho, rất đẹp.
0 Komentar